GIỚI THIỆU
Du học Hàn Quốc là điểm đến lý tưởng để các du học sinh Việt Nam lựa chọn, bởi nhiều yếu tố mà du học Hàn Quốc lại thu hút sinh viên Việt Nam như: Chi phí du học thấp, chất lượng đào tạo tốt mang tầm cỡ Quốc tế, điều kiện du học Hàn Quốc không quá khó, tuyển sinh của các trường cũng được thông báo rộng rãi, chính sách visa của Đại Sứ Quán Hàn Quốc mở, địa hình thì gần với Việt Nam, khí hậu không khác biệt nhiều, chính phủ cho phép du học sinh đi làm thêm để có thêm chi phí sinh hoạt, giao thương giữa Việt Nam – Hàn Quốc mở rộng, văn hóa tương đồng,…. Đó là những điểm mạnh mà du học Hàn Quốc là điểm đến hứa hẹn cho nhiều bạn trẻ có ước mơ một lần đặt chân đến đất nước kim chi học tập và trải nghiệm.

.
Danh sách các trường tại Hàn Quốc
- Danh sách trường Đại học tại Hàn Quốc
- Danh sách trường Nghề – Cao đẳng nghề tại Hàn Quốc
- Danh sách trường THPT tại Hàn Quốc
- Danh sách trường THCS tại Hàn Quốc
- Danh sách trường Tiểu học tại Hàn Quốc
- Danh sách trường tiếng Hàn tại Hàn Quốc
- Danh sách trường/trung tâm học tiếng Anh
Hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc
Yêu cầu nhập học của các trường nghề, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Hàn Quốc.
.
Điều kiện thủ tục hồ sơ du học Hàn Quốc

- Hộ chiếu (bản gốc + photo công chứng)
- 8 ảnh 4,5 x 4,5 (ảnh mởi chụp, nền trắng, áo có cổ)
- Bằng THPT (bản gốc + 3 bản photo công chứng)
- Học bạ (bản gốc + 3 bản photo công chứng)
- Bằng và bảng điểm TC, CĐ, ĐH “nếu có” (bản gốc + 3 bản photo công chứng)
- Chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK “nếu có” (bản gốc + 3 bản photo công chứng) nếu chưa có học thi bổ sung sau.
- Hộ khẩu gia đình (3 bản photo công chứng tất cả các trang có thông tin)
- Giấy khai sinh học sinh (3 bản gốc trích lục hoặc bản photo công chứng từ bản gốc)
- Chứng minh nhân dân học sinh, của bố, của mẹ (mỗi người 3 bản photo công chứng)
- Nếu đang đi học hay đi làm thì xin giấy xác nhận ở đó
(Tất cả giấy tờ photo công chứng trên 1 mặt giấy A4)
Sau khi nộp các giấy tờ trên chúng tôi sẽ hướng dẫn làm hồ sơ tài chính gồm các giấy tờ sau:Sổ tiết kiệm tối thiểu 10,000 USD (3 bản sao có đóng dấu sao y bản chính của ngân hàng)
Xác nhận số dư (3 bản gốc)
Tài liệu chứng minh thu nhập 3 năm gần nhất (3 bản gốc)
.
Chính sách cấp Visa và gia hạn visa du học Hàn Quốc
- Từ ngày 1/1/2019 du học sinh Quốc tế đăng ký du học tại tất cả các trường dạy tiếng Hàn, trường cao đẳng, đại học và sau đại học đều sẽ được chọn lọc và được phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Những học viên nào vượt qua vòng phỏng vấn mới được cấp visa.
- Nếu du học sinh đã và đang đi du học ở các trường tại Hàn Quốc mà kỳ đầu có học lực chuyên dần dưới 70% (số giờ lên lớp) sẽ không được gian hạn visa cho kỳ học tiếp theo.
- Nếu du học sinh có điểm chuyên cần dưới 80% (số giờ lên lớp) thì sẽ được gia hạn visa 1 lần. Trường hợp vi phạm nội qui của trường hay kỳ học sau chỉ đạt 80% sẽ không được gia hạn visa nữa.
- Nếu du học sinh có đểm chuyên cần dưới 90% (số giờ lên lớp) trong 1 kỳ sẽ không được Cục Xuất Nhập Cảnh cấp giấy phép đi làm thêm ngoài giờ.
Hướng dẫn chi tiết về gia hạn visa khi đang du học Hàn Quốc
.
Chi phí du học Hàn Quốc
Các bạn muốn đi du học Hàn Quốc điều quan tâm đến chi phí đu du học bao nhiêu tiền? Liệu gia đình mình có đủ nguồn tài chính để cho bạn đi du học Hàn Quốc không? Chúng tôi xin trích dẫn về các khoản chi phí du học Hàn Quốc để các bạn tham khảo. Các bạn chú ý rằng, nội dung dưới đây rất quan trọng để bạn hiểu biết và đưa ra quyết định đúng đắng khi chọn du học Hàn Quốc nhé!
Các chi phí đi du học Hàn Quốc gồm có: Chí phí tại Việt Nam và Chi phí tại Hàn Quốc
.
Chi phí tại Việt Nam
Phí học tiếng Hàn tại Việt Nam
Để đi du học Hàn Quốc, việc đầu tiên các bạn phải học tiếng Hàn cơ bản theo tiêu chuẩn tuyển sinh của trường tại Hàn Quốc.
Thời gian học từ 3 đến 6 tháng tùy theo sự tiếp thu của mỗi bạn
Học phí học tiếng Hàn khóa 3 tháng khoảng 10 triệu đồng
Chi phí sinh hoạt gồm: Ăn, ở, đi lại mỗi tháng bạn hết khoảng 3 triệu (tiền này chúng tôi dự tính, các bạn cần phải chi tiêu sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất nhé).
Như vậy chi phí tại Việt Nam 3 tháng vào khoảng 20 triệu
Phí làm thủ tục hồ sơ giấy tờ
Để đi du học Hàn Quốc các bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ nộp những giấy tờ tài liệu theo sự hướng dẫn của chúng tôi để đảm bảo theo tiêu chuẩn tuyển sinh của trường.
Chi phí làm hồ sơ 35 triệu (chi phí này bao gồm tất cả các khoảng dịch vụ như: Dịch thuật, đăng ký, xét hồ sơ, xin visa, vé máy bay. Tất cả không phát sinh gì thêm).Chi phí tại Hàn Quốc
.
Chi phí tại Hàn Quốc
Học phí
Học phí học tiếng Hàn
Học tiếng Hàn tại Việt Nam với khả năng tiếng Hàn của bạn chỉ ở mức cơ bản, như chào hỏi và nói những câu cơ bản. Vì vậy bạn chưa thể đăng ký ngay vào học trực tiếp chuyên ngành được mà phải học tại khóa học tiếng Hàn 1 năm nữa mới thạo tiếng Hàn được.
Học phí 1 năm tiếng Hàn vào khoảng từ 100 – 140 triệu đồng, tùy vào từng trường có học phí khác nhau.
Sau khi học xong khóa tiếng Hàn 1 năm bạn phải tham gia thi tuyển sinh vào chuyên ngành mình mong muốn học tại một trường đại học tùy ý bạn chọn.
.
Tham khảo học phí học tiếng của một số trường như sau:
Học phí khóa học tiếng Hàn tại Đại Học DUKSUNG (ở Seoul):
• Phí đăng ký: 50 usd
• Học phí 1000 usd/ 1kỳ (1 năm 4 kỳ “tương đương 100 triệu đồng/năm”, mỗi kỳ có 10 tuần học. Du học sinh quốc tế đăng ký 1 năm).
• Các kỳ nhập học trong năm gồm: Tháng 3, 6, 9 ,12.
• Thời gian học trong ngày: Từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, học từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần (thứ 6,7 và chủ nhật được nghỉ).
• Khóa học tiếng từ cấp độ 1 đến cấp độ 6. Mỗi lớp từ 10 đến 15 học sinh.
Học phí khóa học tiếng Hàn tại Đại học DANKOOK (ở Gyeonggi-do)
• Học phí: 1100 usd/ 1 kỳ
Lưu ý: Phí đăng ký, khóa học 1 năm, Kỳ nhập học, thời gian học trong ngày, cấp độ giống như đại học DUKSUNG.
Học phí khóa học tiếng Hàn tại Đại học Kwangwoon (ở Seoul)
• Học phí: 1200 usd/ 1 kỳ
Lưu ý: Phí đăng ký, khóa học 1 năm, Kỳ nhập học, thời gian học trong ngày, cấp độ giống như đại học DUKSUNG.
.
Học phí cao đẳng – đại học
• Học phí trường đại học công lập từ 2000 USD – 4000 USD/ năm, tương đương: 50 triệu – 100 triệu đồng
• Học phí trường đại học dân lập từ 4000 USD – 7000 USD/ năm, tương đương: 100 triệu – 180 triệu đồng
Trên đây là mức học phí tham khảo, tuy nhiên để biết khoản học phí chính xát của ngành nghề thuộc trường nào thì có mức học phí chi tiết rõ ràng của trường đó qui định.
.
Chi phí sinh hoạt tại Hàn Quốc
Tiền ở:
- Nếu ở ký túc xá của trường: Khoảng 100 USD/ tháng
- Nếu thuê nhà bên ngoài ở: Khoảng 200 USD/ tháng (tùy theo vị trí nơi ở có tăng giảm)
Tiền ăn, uống, sinh hoạt:
- Nếu bạn ăn uống tại nhà ăn sinh viên của trường thì khoảng 2.5 – 3 USD/ bữa, tương đương: 180 – 200 USD/ tháng
- Nếu bạn mua thức ăn bên ngoài thì chi phí sẽ cao hơn
- Nếu bạn tự nấu ăn thì chi phí sẽ tiết kiệm hơn, tuy nhiên việc này mất thời gian hơn nên nhiều bạn đi du học Hàn Quốc ít khi chọn.
- Tiền đi lại và sinh hoạt mỗi tháng bạn mất khoảng 50 – 100 USD/ tháng bao gồm (đi lại, bảo hiểm, điện thoại, điện nước dùng,…)
Vậy chi phí sinh hoạt hàng tháng của học sinh tại Hàn Quốc tối đa khoảng 600 USD/ tháng. Số tiền này không quá nhiều so với các quốc gia phát triển như: Anh, Pháp, Mỹ,…
Nếu bạn đi làm thêm chỉ 4 giờ/ ngày thì thu nhập 1 tháng của bạn khoản 16 – 22 triệu/ tháng. Như vậy số tiền thu nhập làm thêm này đảm bảo đủ để bạn chi trả phí sinh hoạt hàng tháng của mình. Nhiều bạn đã đi du học và không muốn gia đình phải chi trả lo lắng chi phí thường các bạn phải làm thêm giờ để có tiền dành đón học phí tiếp theo. Điều này không chỉ có thêm tiền mà cũng là cơ hội để bạn giao tiếp học hỏi người bản địa như: Tiếng Hàn nhanh biết hơn, hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán,…
.
Tham khảo bảng phí cơ bản của một số ngành
Mỗi ngành học có các mức học sinh khác nhau, và mỗi trường tự áp đặt mức phí đó nên cùng một ngành học mà có mức học phí giao động. Mời bạn tham khảo bảng phí bên dưới.

Như vậy chi phí đi du học ban đầu của bạn vào khoảng từ 180 triệu – 220 triệu đồng, trong đó bao gồm: Tiền học phí 6 tháng – 1 năm + tiền ký túc xá 6 tháng + tiền làm thủ tục hồ sơ + sinh hoạt 2 tháng đầu tại Hàn Quốc.
Lưu ý: Tuy chi phí ban đầu bạn bỏ ra để đi du học Hàn Quốc như trên và nhiều bạn hay phụ huynh hay lo lắng về chi phí những năm học tiếp theo sẽ lấy đâu ra. Điều này bạn không phải quá bận tâm. Hiện nay chính phủ Hàn Quốc cho phép sinh viên quốc tế được phép làm thêm nên đây là nguồn chính cho bạn khi đi du học Hàn Quốc.
Công việc làm thêm gồm: Phục vụ, làm bánh,… nhưng tiền được tính theo giờ nên rất chủ động được thời gian học tập và làm việc của các bạn. Thời gian làm mõi thu được khoảng 30 triệu, với số tiền này bạn có thể dành chi tiêu và tiết kiệm nộp học phí cho những năm tiếp theo nên gia đình không phải lo lắng cho bạn.
.
Học bổng du học Hàn Quốc
Việc đăng ký nhận được học bổng du học Hàn Quốc không hề dễ đối dàng đối với du học sinh quốc tế, bạn có nguyện vọng mong muốn nhận được học bổng thì trược hết cần phải có năng lực học tốt, tiếp đến là trải qua vòng xét tuyển hoặc kiểm tra đầu vào để đánh giá xét duyệt. Hiện nay tại Hàn Quốc có các chương trình học bổng như sau:
- Học bổng Chính Phủ
- Học bổng tại các trường
Học bổng du học Hàn Quốc xem chi tiết:
.
Việc làm tại Hàn Quốc
Hiện nay Hàn Quốc thiếu nhân lực lao động nên việc làm tại Hàn Quốc có rất nhiều, Những bạn muốn sang Hàn học tập và làm việc thì đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn có được cơ hội sống và làm việc tại Hàn. Tuy nhiên để học tập và làm việc tại Hàn Quốc một cách hợp pháp thì bạn cần phải biết tuân thủ theo quy định làm việc của Hàn Quốc
- Đối với những bạn sang Hàn du học tại bất kỳ trường nào ở Hàn thì thời gian của bạn 1 buổi trên lớp và buổi còn lại được phép đi làm nên công việc bạn chỉ là làm thêm ngoài giờ học, vào các ngày nghỉ thì bạn được làm toàn thời gian trong ngày. Những công việc bạn có thể làm là: Bưng bê, làm bánh, quán ăn, nhà hàng, …. Thu nhập của bạn được tính bằng giờ làm việc. Thời gian cho phép bạn làm 28h/ tuần. Thu nhập làm thêm khoảng 7.000 Won – 10,000 Won/ 1 giờ. Tương đương 140,000 VND – 200,000 VND/ giờ. Như vậy một tháng bạn làm 112 giờ x (140,000 VND hay 200,000 VND). Như vậy thu nhập từ 16 – 22 triệu/ tháng. Trong khi chi phí sinh hoạt ăn, ở, đi lại khoảng 10 triệu. Thông thường nhiều bạn làm thêm giờ để có tiền tự nộp học phí năm tiếp theo và cứ thế học và làm việc tại Hàn mà gia đình không phải lo nộp học phí cho bạn.
- Sau khi kết thúc việc học bạn muốn ở lại làm theo chuyên ngành thì bạn phải xin chuyển đổi visa đi làm. Sau khi chuyển đổi visa đi làm thì trong khoảng 2 năm bạn phải có một công ty/ doanh nghiệp nào đó đồng ý ký hợp đồng làm việc với bạn, như vậy bạn mới được phép tiếp tục ở lại Hàn làm việc. Và ngược lại nếu trong thời gian sắp hết hạn visa mà bạn chưa có công ty nào nhận thì bạn phải về nước trước hạn visa, bằng không visa hết hạn mà bạn chưa về nước thì bạn là người sống bất hợp pháp.
.
Tham khảo những bài viết liên quan đến việc làm thêm và việc làm chính thức
Cách tìm việc làm thêm tại Hàn Quốc
Xin việc làm thêm tại Hàn Quốc
Phỏng vấn xin việc làm tại Hàn Quốc
Du học Hàn Quốc vừa học vừa làm
Du học hàn Quốc tự trang trải chi phí
Đăng ký đi làm thêm khi du học Hàn Quốc
.
Cuộc sống của du học sinh tại Hàn Quốc
Hàng ngày bạn phải tự sắp xếp thời gian đi học và đi làm sao cho hợp lý. Thời gian học buổi sáng hay buổi chiều theo lịch học của trường quy định, buổi còn lại bạn được phép đi làm thêm.
.
Video của du học sinh tại Hàn Quốc
.
Tổng quan đất nước
Khái quát chung
Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắc là Hàn Quốc (tiếng Anh: Korea)
Thủ đô: Xơ-un (Seoul)
Vị trí địa lý: Phía Nam giáp Triều Tiên, phía Đông, Tây, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Triều Tiên. Thuộc khu vực Châu Á
Diện tích: 100,363 km²
Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa rõ rệt trong năm
Dân số: Có khoảng hơn 50 triệu người, có 1 dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên). Trong đó người Triều Tiên chiếm đa số, còn lại là người Trung và dân tộc thỉu số. Hiện nay tỷ lệ sinh của Hàn Quốc giảm mạnh, đa phần người dân Hàn Quốc không muốn sinh con nên dân số Hàn Quốc từ nay về sau sẽ giảm và hiện chưa có chiều hướng tỷ lệ sinh hồi phục. Tính đến nay Hàn Quốc đã thu hút nguồn lao động của các nước vào Hàn làm việc. Tuổi thọ trung bình là: 81 tuổi
Tôn giáo: Phật giáp: 10,7 triệu; Tin lành: 8,6 triệu; Thiên chúa: 5,1 triệu; Nho giáo: 104 nghìn,…
Ngôn ngữ: Tiếng Hàn Quốc được sử dụng (một tiếng nói, một chữ viết)
Tiền tệ: Đông WON (1 KRW ~ 20 VND)
Ngày quốc khánh: bắt đầu từ ngày 15/8/1948 và đến hàng năm ngày 15/8 là ngày quốc khánh.
Thể chế nhà nước: Được thể hiện bởi Hiến Pháp theo chế độ cộng hòa
Cơ quan hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu, nhiệm kỳ tổng thống trong vòng 5 năm.
Cơ quan lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội. Quốc Hội có một viện, trong đó có 299 ghế. Các Nghị sĩ của Quốc hội được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông, nhiệm kỳ 4 năm.
Cơ quan tư pháp: Gồm có 3 cấp. Tòa Án tối cao, ba tòa Thượng thẩm và các Tòa án Quận thuộc các thành phố lớn. Tòa án tối cao xem xét Quyết định cuối cùng của các kháng cáo và các Quyết định của Tòa án Thượng thẩm.
.
Lịch sử
Sự hình thành
Hàn Quốc có nguồn gốc từ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên “Tiều Tiên”
Hàn Quốc trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Từ khi Hàn Quốc chưa trách ra từ Triều Tiên thì có tên gọi chung là “Vương Quốc Cao Ly”. Sau này Hàn Quốc tách ra khỏi Triều Tiên thì được gọi là “Đại Hàn Dân Quốc”. Đến năm 1975 được gọi là “Đại Hàn” hay “Nam Hàn”, sau năm 1975 đổi thành “Cộng Hòa Triều Tiên” hay “Nam Triều Tiên”. Năm 1994 đổi thành “Đại Hàn Dân Quốc” còn được gọi tắt là “Hàn Quốc” cho đến ngày nay.
Từ năm 1910 – 1945 Hàn Quốc dưới sự cai trị của Nhật Bản và kết thúc cai trị của Nhật vào năm 1945.
Năm 1948 Triều Tiên chính thức tách ra thành 2 miền Nam – Bắc. Phía Bắc do Liên Xô chiếm, còn phía Nam do Mỹ chiếm.
Năm 1950 chiến tranh diễn ra giữa hai miền Nam – Bắc. Cuộc chiến tranh diễn ra cho đến 27/7/1953 chính thức chia thành hai nước cho đến ngày nay. Từ cuộc chiến tranh kéo dài dẫn đến khoảng 3 triệu người thiệt mạng, hàng chục triệu người mất nhà cửa và bị chia cắt người thân. Sau chiến tranh về phía Tiều Tiên thì tiếp tục muốn thống nhất đất nước với Hàn Quốc thành “một Triều Tiên”, còn phía Hàn Quốc thì cũng muốn hợp pháp hóa trên toàn Bán Đảo Triều Tiên và cứ thế căn thẳng cho đến năm 1960. Vào thập niên những năm 1970 tiếp theo quan hệ hai nước mới được cải thiện. Từ đó hai bên mới công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991 cả hai nước chính thức gia nhập vào Liên Hiệp Quốc cùng lúc. Những năm 1990 Triều Tiên nạn đói xảy ra và được Hàn Quốc viện trợ lương thực.
Năm 1948 Hàn Quốc chính thức có tổng thống đầu tiên do “Lý Thừa Vãn” nắm quyền.
Tiếp đến “Chung-Myin” kế nhiệm và bị lật đổ bởi tướng Park Chung Hee vào ngày 16/5/1961. Và Park Chung Hee lên làm tổng tống năm 1963 và được xem là vị tổng thống độc tài nên nhiều cuộc biểu tình diễn ra. Ngày 26/10/1979 Prak Chung Hee bị ám sát bởi một quan chức thân tín phản bội. Năm 1980 – 1988 Chung Doo Hwan làm tổng thống, thời gian này cũng có nhiều bất đồng của chỉnh phủ độc tài của ông với người dân nên thường xảy ra các cuộc biểu tình và bạo động nên đến năm 1996 ông bị kết tội tử hình vì liên quan đến tham nhũng, hối lội và thảm sát. Nhưng sau đó xuống chung thân và được ân xá năm 1997 bởi tổng thống Kim Young-Sam.
Từ năm 2008 – 2013 ông Lee Myung-Bak làm tổng thống, ông ta cũng bị kết tội đến 12 tội danh trong đó có tham nhũng, nhận hối lộ, trốn thuế,…
Từ năm 2013 – 2017 bà Park Gein Hye làm tổng thống (con gái của cố tổng thống độc tài Park Chung Hee), bà là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, sau đó bà cũng bị buộc tội làm lộ bí mật quốc gia, và nhận hối lộ.
Như vậy có đến 11 đời tổng thống chính thức (không bao gồm các đời tổng thống tạm thời mấy tháng do khủng hoảng chính trị), thì có 1 người bị ám sát, 1 người tự tử, 1 người chạy sang Mỹ tị nạn, 4 người bị kết tội nhận hối lộ, tham nhũng.
Năm 2000 Hàn Quốc và Triều Tiên bình thường hóa quan hệ giữa hai miền.
Quá trình phát triển kinh tế
Từ khi tổng thống Park Chung Hee lên nắm quyền năm 1961 thì kinh tế rất nghèo nàn, chủ yếu làm nông nghiệp lạc hậu, thu nhập bình quân 100 USD/ năm và được xem là quốc gia nghèo nhất thế giới. Thời gian này được Mỹ viện trợ chính lên đến 80% của ngân sách nhà nước. Sau đó ông đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế cho Hàn Quốc, và từ năm 1962 à nay nền kinh tế Hàn Quốc luôn tăng trưởng mạnh, nhiều doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Hàn Quốc. Năm 1965 Hàn Quốc và Nhật Bản cũng được bình thường hòa quan hệ và Hàn Quốc cũng được số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào mạnh vào Hàn Quốc đứng thứ 2 sau Mỹ.
Tiếp đến công nghệ Hàn Quốc đa phần do Nhật cung cấp, không những vậy phong cách làm việc cũng như phương hướng phát triển kinh tế của Nhật cũng được Hàn Quốc nôi gương, đây là bước đệm cho nền kinh tế của Hàn Quốc tiến triển một cách thần kỳ..
.
Phân cấp hành chính
Tổ chức chính phủ
Hoạt động theo chế độ tổng thống, là người đứng đầu và quản lý chỉ huy mọi hoạt động của quốc gia. Trong chính phủ có Thủ Tướng được tổng thống bầu chọn và được Quốc hội thông qua.
Vào tháng 7/2017 hệ thống hoạt động của Hàn Quốc được chia ra thành 17 Ban, 5 Sở và 18 Bộ. Trong 18 bộ này đều hoạt động giống nhau được sơ lượt bản đồ như sau:

Các tỉnh – thành phố
Hàn Quốc có 1 thủ đô, có 8 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương, 1 tỉnh tự trị và 1 thành phố tự trị.

.
Tên và dân số các tỉnh thành phố của Hàn Quốc
Tên | Hangul | Hanja | Âm Hán Việt | Dân số (Hơn 50 triệu) |
Thủ đô (đặc biệt thị) (Teukbyeolsi) | ||||
Seoul | 서울특별시 | 首爾特別市 | Thủ Nhĩ đặc biệt thị | 9,794,304 |
Thành phố lớn (Quảng vực thị) (Gwangyeoksi) | ||||
Busan | 부산광역시 | 釜山廣域市 | Phủ Sơn quảng vực thị | 3,635,389 |
Incheon | 인천광역시 | 仁川廣域市 | Nhân Xuyên quảng vực thị | 2,628,000 |
Daegu | 대구광역시 | 大邱廣域市 | Đại Khâu quảng vực thị | 2,512,604 |
Gwangju | 광주광역시 | 光州廣域市 | Quang Châu quảng vực thị | 1,456,308 |
Daejeon | 대전광역시 | 大田廣域市 | Đại Điền quảng vực thị | 1,442,857 |
Ulsan | 울산광역시 | 蔚山廣域市 | Uất Sơn quảng vực thị | 1,087,958 |
Tỉnh (đạo) (Do) | ||||
Gyeonggi | 경기도 | 京畿道 | Kinh Kỳ đạo | 10,415,399 |
Gyeongsang Nam | 경상남도 | 慶尙南道 | Khánh Thượng Nam đạo | 2,970,929 |
Gyeongsang Bắc | 경상북도 | 慶尙北道 | Khánh Thượng Bắc đạo | 2,775,890 |
Jeolla Nam | 전라남도 | 全羅南道 | Toàn La Nam đạo | 1,994,287 |
Jeolla Bắc | 전라북도 | 全羅北道 | Toàn La Bắc đạo | 1,890,669 |
Chungcheong Nam | 충청남도 | 忠淸南道 | Trung Thanh Nam đạo | 1,840,410 |
Gangwon | 강원도 | 江原道 | Giang Nguyên đạo | 1,592,000 |
Chungcheong Bắc | 충청북도 | 忠淸北道 | Trung Thanh Bắc đạo | 1,462,621 |
Tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) (Teukbyeoljachi-do) | ||||
Jeju | 제주특별자치도 | 濟州特別自治道 | Tế Châu đặc biệt tự trị đạo | 560,000 |
Thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị) (Teukbyeol-jachisi) | ||||
Sejong | 세종특별자치시 | 世宗特別自治市 | Thế Tông đặc biệt tự trị thị | 122,263 |
Các đơn vụ hành chính trên trong đó được chia ra các đơn vị hành chính nhỏ để quản lý như:
- Thành phố thuộc tỉnh: Là thành phố có dân số trên 500,000 người trong này được chia ra các quận và các quận chia ra các phường.
- Huyện: Thuộc thành phố hoặc tỉnh, nếu huyện đó có dân số 150,000 người mà mật độ dân số tại một khu vực nào đó trong huyện có dân số đông thì có thẻ chia ra thành thị xã hay thị trấn.
- Quận: Là thuộc đơn vị dưới thành phố lớn. Những thành phố không có huyện như: Seoul, Gwangju, Daejeon, Suwon, Cheongju và Jeonju. Những thành phố vừa có quận và huyện như: Busan, Daegu, Incheon và Ulsan.
- Ngoài ra, còn có các đơn vị hành chính thành phố dưới tỉnh tự trị đặc biệt
- Phường: Là đơn vị dưới Quận và thành phố, dưới Phường là các tổ dân phố hay cụm dân dư
- Thị trấn, ấp, xã: Là đơn vị dưới thành thành hành chính và dưới huyện, dưới thị trấn xã là thôn
Lưu ý: Các cụm dân cư, thôn, tổ dân phố không phải là đơn vị hành chính.
.
Địa lý
Hàn Quốc có vị trí địa lý là phía nam bản đảo Triều Tiên, nằm ở khu vực Đông Á. Nước này tiếp giáp biên giới duy nhất dài 238km với Tiều Tiên và xung quanh là biển, có tới 2,413km đường bờ biển, phía Nam là Biển Hoa Đông, phí Tây là Hoàng Hải, phía Đông là Đảo Ulleungdo và đảo Liancourt của vùng biển Nhật Bản. Diện tích: 99.392 km² (toàn bán đảo: 222,154 km²)
.
Địa hình
Địa hình Hàn Quốc tương đối ổn định, hơn 100 năm nay không có núi lửa. Phần lớn diện tích của Hàn Quốc là núi, một ít đồng bằng nằm dọc theo bờ biển và các con song. Có đến hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, đa phần là đảo nhỏ và không có người ở.
.
Khí hậu
Mùa Xuân: Từ tháng 3 đến hết tháng 5. Nhiệt độ từ 5°C à 18°C. Đây là mùa thường diễn ra các lễ hội nên thời gian này mọi người thường đến Hàn Quốc để vui chơi thư giãn. Thời gian này cũng là lúc các loại cây ra hoa với đủ loại màu sắc nên rất thích hợp cho những ai muốn đi du lịch thời điểm này.
Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ vào khoảng 22°C thường có những cơn mưa lớn và thời gian mưa không lâu. Với nhiệt độ này thì tại Hàn Quốc tương đối nóng nên thích hợp cho những chuyến du lịch biển.
Mùa thu: Từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ vào khoảng 10 à 20°C, không khí hơi khô và bầu trời ấm áp vào ban ngày, ban đêm se lạnh một chút nhưng rất thú vị cho những ai thích không khí vui chơi mát bên ngoài. Đặc biệt có rất nhiều loại cây có nhiều màu sắc khác nhau.
Mùa đông: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu lạnh, nhiệt độ xuống tới dưới 0°C có nơi xuống dưới -8°C. Thời gian này tuyết rơi nhiều nên có rất nhiều hoạt động và thể thao như trượt tuyết hay câu cá tại các con song mà ở trên có một lớp tuyết dày, mọi người có thể đi bộ trên song.
.
Tài nguyên
Hàn Quốc là một trong những quốc gia rất ít nguồn tài nguyên nhất, hầu như trên cả nước không dễ tìm được doanh nghiệp nào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoản sản, hay dầu mỏ nào đó. Vì phần lớn diện tích đất là các ngọn núi, và diện tích mặt nước là biển. Mà tài nguyên thiên nhiên của họ chính là cảnh quan đẹp và sự nhân tạo của con người nên Hàn Quốc khai thác phát triển theo hướng du lịch, đây cũng là ngành mũi nhọn cho sự phát triển của xứ kim chi.
.
Chính trị
Người đứng đầu quốc gia là Tổng thống do nhân dân đủ 18 tuổi bầu ra, nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử nhưng toàn quyền của Chính phủ vẫn là Tổng thống quyết định, người nhận nhiệm vụ Thủ tướng cũng được Quốc hội thông qua. Thủ tướng làm tại văn phòng chính phủ, trong đó có từ 15 – 30 người, những người này do Thủ tướng đề cử chỉ định. Quốc hội Hàn Quốc có 299 ghế đại biểu và 4 năm bầu cử 1 lần. Tòa án tối cao là cơ quan quan trọng, trong đó có đến 9 thẩm phấn, là nơi giám sát mọi hoạt động của chính phủ và ra phán quyết giải quyết cuối cùng đối với mọi sự việc.
.
Quân đội
Là Quốc gia đầu tư quân đội tương đối mạnh, số quân khoảng hơn 5 triệu người, trong đó có khoảng gần 1 triệu người phục vụ trực tiếp và hơn 4 triệu người trong tư thế dự bị. Theo quy định luật pháp Hàn Quốc thì Nam đến độ tuổi từ 18 – 28 là phải đi nghĩa vụ quân sự trong 21 à 24 tháng tùy theo từ loại nghĩa vụ. Quân đội chia thành 4 loại gồm: Hải quân (đi 23 tháng), Lục quân (đi 21 tháng), Không quân (đi 24 tháng) và Thủy quân lục chiến (đi 21 tháng). Tuy quân đội mạnh như vậy những vẫn phụ thuộc vào Mỹ, vì năm 1953 giữa Mỹ và Hàn Quốc ký kết hiệp định về quân đội nên có bất kỳ xung đột nào vẫn được sự chỉ đạo quyết định từ Mỹ.
.
Kinh tế
GDP của Hàn Quốc công bố vào năm 2018 là 1.619,4 tỷ USD, đứng vị trí thứ 12 trên trong 205 quốc gia trên thế giới.
Là Quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc trên thế giới theo hướng thị trường, nên kinh tế Hàn Quốc được xếp vào những nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Trung, Anh, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Thu nhập bình quân đầu người là khoảng 23,000 USD/ người/ năm (xếp thứ 34 trên thế giới). Những tập đoàn lớn của Hàn Quốc luôn tồn tại cho đến ngày nay là: Samsum, Hyundai, Kia, LG, Lotte, CJ, SK, Doewoo, Shinsegae,… Các tập đoàn này đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia và duy trì mức tăng trưởng ổn định của Hàn Quốc. Nhìn chung Hàn Quốc Phát triển đồng đều nhưng chủ yếu mạnh các lĩnh vực như: Công nghệ, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, cơ khí, xe hơi, thép, vận tải, thực phẩm, ngân hàng, thương mại điện tử, điện ảnh,…
.
Giao thông
Hàn Quốc đã phát triển mạng lưới giao thông tiên tiến từ những năm thập niên 1970, họ đã bắt đầu xây dựng Hàn Quốc công nghiệp hóa và hệ thống tàu điện ngầm, đường sắc cao tốc, đường bộ cao tốc, hàng không rộng khắp cả nước nhằm phục vụ nhanh nhất tiện lợi nhất cho người dân đi lại giữa các thành phố trong cả nước.
.
Khoa học công nghệ
Quá trình phát triển khoa học công nghệ
Từ những năm 1960 Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng sự chú tâm đổi mới cho sự phát triển của Quốc gia nên họ áp dụng vào khoa học công nghệ, đây là công cụ cốt lỗi để phát triển cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó có nhiều trung tâm nghiên cứu về công nghệ khoa học ra đời, bên cạnh đó để phát triển ngành ngày một cách toàn diện và cạnh tranh nên họ ban hành những bộ luật liên quan tạo điều kiện cho ngành đến ngành này.
Những năm 1970 Hàn Quốc chuyển các công việc liên quan công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng, những ngành chú trọng chính là: Sản xuất thép, đóng tàu, máy móc, kim loại màu, hóa chất. Và phát động “cuộc cách mạng khoa học hóa toàn dân” hoạt động trên diện rộng khắp cả nước và nhằm thu hút nhân tài quốc tế đến Hàn Quốc học tập làm việc.
Để đáp ứng được lao động của ngành, Hàn Quốc đã thành lập Đại học Khoa học – Công nghệ Hàn Quốc, đào tạo những kỹ sư giỏi để phục vụ và cử sang các nước có nền khoa học công nghệ phát triển để học hỏi kinh nghiệm, những người được đưa sang nước ngoài học bắt buộc học xong phải về nước làm việc phục vụ cho Hàn Quốc nên chính sách này mà Hàn Quốc không mất đi nhân tài mà còn làm giàu cho mình.
Vào năm 1981 có 53 viện nghiên cứu thì 10 năm sau có hơn 1000 viện nghiên cứu, đa phần viện nghiên cứu của tư nhân phát triển rất mạnh. Thơi
Đến năm 1990 Hàn Quốc bắt đầu phát triển các ngành kỹ thuật, cộng nghệ mới là: IT, chất bán dẫn, năng lượng hạt nhân, thông tin truyền thông, công nghệ vũ trụ, hải dương….
Hiện nay, ngành công nghiệp Hàn Quốc lại chuyển mình hướng đến những ngành nghề quan trọng theo sự phát triển của khoa học công nghệ là: Tích hợp các ngành nghề như chế tạo, công nghệ thông tin và truyền thông, Internet vạn vật (IoT),… tích hợp tạo thành như: Cảm ứng thông minh, tự động hóa nhà xưởng, xử lý dữ liệu lớn, trao đổi hàng hóa thông minh, rô-bốt, bảo mật… nhằm bắt kịp và tiến xa hơn nữa giúp sự phát triển của mình bền vững và không bị tụt lại.
Khoa học Công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh như ngày nay là nhờ vào khoa học công nghệ là điểm tựa chính. Vì khoa học công nghệ phát triển mang đến cho các ngành khác phát triển theo, nhằm tiết kiệm thời gian và công lao động và chất lượng sản phẩm được bảo đảm.
Ngay từ khi chú tâm vào lĩnh vực Khoa học công nghệ, Hàn Quốc đã lập ra kế hoạch phát tiển kinh tế. Họ nhận ra rằng, cho dùng thu hút nguồn vốn từ nước ngoài nhưng khoa học công nghệ không tự lập được thì khó mà đảm bảo được lợi nhuận. Do vậy mà Hàn Quốc lập nên chính sách tự chủ về công nghệ cho riêng mình và tạo ra nền tảng phát triển bền vững cho ngành ngày.
Nền tảng này được áp dụng chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất và hành lan luật pháp. Từ đó thành lập các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan hỗ trợ tài chính và coi trọng nguồn nhân lực như: Đào tạo nghề và những trường đại học cũng được thành lập và đưa vào đào tạo bài bản.
Chính sách quan trọng mà Hàn Quốc áp dụng là nội địa hóa công nghệ, bằng cách cơ cấu lại các ngành công nghiệp theo hướng tập trung vào nội địa công nghiệp nặng, kết hợp kỹ thuật của nước mình với kỹ thuật của những quốc gia phát triển để làm ra những sản phẩm mới cho riêng mình như : Ô tô hay những ngành động cơ liên quan.
Đến những năm 90 họ đã tiến sâu và cạnh tranh trên thế giới về các ngành công nghiệp chủ lực và đi đầu về nhiều ngành vượt trội. Từ năm 1994 họ đã bắt tay vào phát triển mạng di động không dây quốc tế.
Hàn Quốc được xem là một nước đi sau khoa học công nghệ của một số quốc gia như: Mỹ, Nhật, Nga,… nhưng với một khoảng thời gian ngắn họ đã đạt được những thành tựu quan trọng và đi đầu nhiều ngành chủ chốt.
Phát triển Khoa học công nghệ là yếu tố cơ bản quyết định cho kế hoạch phát triển quốc gia theo hướng thị trường, quan trọng là xuất khẩu các mặt hàng tạo ra từ khoa học công nghệ.
Nhìn chung Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có nguồn tài nguyên hạn hẹp nhưng họ đã biết định hướng phát triển một cách khoa học, tận dụng được cơ hội phát triển của thời đại và áp dụng những chính sách thích hợp để cải thiện quá trình phát triển.
.
Giáo dục
Giáo dục tại Hàn Quốc bắt buộc phải học hết cấp 2 (9 năm). Tính tuổi đủ để đi học là khi mới sinh ra cũng được tính 1 tuổi.
Các cấp học như sau:
- Mầm non: 0 – 3 tuổi
- Mẫu giáo: 4 – 6 tuổi
- Tiểu học: 7 – 12 tuổi (Được miễn học phí, phí nhập học và các chi phí khác)
- Trung học cơ sở: 13 – 15 tuổi (Được miễn học phí, phí nhập học và các chi phí khác)
- Trung học phổ thông: 16 – 18 tuổi (được phép kết hợp học nghề và văn hóa cùng lúc)
- Học Nghề hoặc Cao đẳng (2 – 3 năm). Hiện tại ở Hàn Quốc có khoảng 150 trường Nghề và Cao đẳng, trong đó có khoảng 10 trường Quốc lập, còn lại là trường dân lập.
- Đại học: 4 – 6 năm (chủ yếu các ngành thông thường 4 năm, có một số ngành 6 năm như Y, Đông Y, Nha khoa, Thú Y). Hiện nay ở Hàn Quốc có khoảng 250 trường đại học, trong đó có các trường được đánh giá cao tóp đầu ở Hàn và vào danh sách những trường tóp của thế giới là: Đại học Quốc Gia Seoul, Đại học Hàn Quốc, Đại Học Yonsei
- Thạc sĩ: 2 – 3 năm tùy theo từng ngành
- Tiến sĩ: 2 – 4 năm tùy theo từng ngành
Xem bản so sánh Giáo dục Việt Nam và Hàn Quốc

Kỳ nhập học: Một năm có 2 học kỳ
- Học kỳ 1: Từ tháng 3 à tháng 7
- Học kỳ 2: Từ tháng 9 à tháng 12 năm sau
Kỳ nghỉ: Một năm có 2 kỳ nghỉ
- Kỳ nghỉ hè: Từ tháng 7 à tháng 8
- Kỳ nghỉ đông: Từ tháng 12 à tháng 2 năm sau
Chất lượng giáo dục
Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ giáo dục tốt nhất thế giới. Học sinh từ Tiểu học đến Trung học có tỷ lệ lên lớp từ 99.6% à 99.9%. Được xếp thứ hạn cao trong danh sách 20 nền giáo dục tốt nhất thế giới. Để có thứ hạn cao đây cũng là gánh nặng cho việc học của học sinh tại xứ sở kim chi này.
.
Y tế
Nói đến phẩu thuật thẩm mỹ thì ai cũng nghĩ ngay đến Hàn Quốc, người dân ở đây không chỉ nữ giới mà nam giới cũng tham gia phẩu thuật thẩm mỹ.

Con người chúng ta sinh ra bởi sự tạo hóa nên mỗi người đều có ngoại hình riêng để phân biệt. Bên cạnh đó không phải ai cũng hoàn hảo hay gọi là (ngoại hình đẹp) cả, nhưng từ ngoài hình tự có mà các nhà thẩm mỹ có thể chỉnh trang lại thành người có ngoại hình hoàn thiện hơn. Vì vậy bạn muốn làm đẹp mình thì đây là quốc gia đem lại cho bạn vẻ đẹp hoàn hảo hơn.
Là quốc gia có tuổi thọ đứng thứ 11 trên thế giới là một phần không nhỏ nhờ vào sự tiến bộ y tế nước nhà. Hệ thống chăm sóc y tế của Hàn Quốc được công nhận là đạt chuẩn quốc tế, hệ thống công nghệ và rô bốt phục vụ khám chữa bệnh được phổ biến trong các bệnh viện, trung tâm y tế.
Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn bậc cao và biết tiếng Anh, vì vậy mà những ai có ý định học ngành y phải có năng lực học tốt mới có thể theo kịp chương trình học, ở Hàn Quốc ngành Y khoa và bác sĩ được xem làm ngành danh giá nhất. Đa phần các y bác sĩ từng học tập tại Mỹ.
Dịch vụ chăm sóc y tế luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất, không chỉ người bệnh mà có nhiều bệnh viện phục vụ những dịch vụ luôn cho cả người nhà khi ở chăm sóc người bệnh như: đặt vé máy bay, dịch vụ visa, …
Chi phí y tế tại Hàn Quốc cũng tương đối thấp hơn nhiều các nước có thu nhập đầu người tương được hoặc hơn Hàn. Nếu so sánh với Singapore thì thấp hơn khoảng 30%.
Hàn Quốc cũng là một trong những ít quốc gia nhận được chứng nhận bởi tiêu chuẩn an toàn về bệnh viện Joint Commission International của Mỹ. Đây là chứng nhận tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Bảo hiểm y tế dành cho học sinh – sinh viên tại Hàn Quốc:
Bảo hiểm y tế Quốc gia
Ở Hàn Quốc, tất cả người dân và người nước ngoài vào Hàn ở trên 6 tháng thì phải tham gia bảo hiểm y tế Quốc gia, tổ chức đảm nhiệm cung cấp bảo hiểm là Tập đoàn Bảo Hiểm Y Tế Quốc Gia (viết tắt: NHIS).
Du học sinh vào Hàn có thể chọn đăng ký bảo hiểm theo quy định của trường hay bảo hiểm theo chương trình Quốc gia. Việc đăng ký cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp “Thẻ người nước ngoài tại Hàn Quốc” hay còn gọi là (Thẻ ngoại kiều) là được. Bạn có thể liên hệ đăng ký với tổ chức bảo hiểm số: 82-33-811-2000.
Bảo hiểm tư nhân
Ngoài bảo hiểm Quốc gia bạn có thể mua bảo hiểm từ các công ty du lịch tư nhân. Trường hợp bạn khám chữa bệnh bất kỳ bệnh viện nào thì bạn có thể thanh toán tiền trước cho bệnh viện đó và đem hóa đơn đó đến công ty bạn mua bảo nhiểu sẽ được nhận lại tiền.
.
Dân số
Dân số Hàn Quốc qua nhiều năm không tăng mà còn tụt giảm, hiện nay dân số Hàn Quốc cân bằng và có xu hướng tăng trở lại vì tỷ lệ tử thấp hơn tỷ lệ sinh.
Kết thúc năm 2019 dân số Hàn Quốc là 51,243,456 người, tăng 43,877 người so với năm 2018. Trong đó đã tính trừ đi cho những người Hàn Quốc định cư nước ngoài và người nước ngoài vào định cư Hàn Quốc.
Thống kế dân số Hàn Quốc 2019 như sau:
- 373,103 trẻ sinh ra
- 312,305 người tử
- Tăng tự nhiên 60,798 người
- Di cư 16,921 người
- Nam giới có 25,660,103 người
- Nữ giới có 25,583,353 người
.
Văn hóa
Ngôn ngữ
Học bản chữ cái tiếng Hàn
.
Tại Hàn Quốc ngôn ngữ chính là tiếng Hàn (còn gọi là tiếng Triều Tiên). Bên cạnh đó người Hàn Quốc phần lớn tiếng Anh, vì học đã phổ cập tiếng Anh từ khi tách khỏi Triều Tiên, tiếp theo sau đó là tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha.
Trong tiếng Hàn Quốc có đến 51 lý tự, trong đó có 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép. Những ký tự này kết hợp với nhau thành các chữ riêng.
Bản chữ cái có 21 nguyên âm và 24 phụ âm, các đọc khá đơn giản bằng cách ghép âm như tiếng Việt.
.
.
Nói đến ẩm thực Hàn Quốc ai cũng nhớ ngay Kim chi. Đây là món ăn truyển thống được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Ngoài ra, còn có một số món mà những ai đến Hàn Quốc cần phải thưởng thức như:
* Bánh gạo cay Tteokbokki: Đây là loại bánh hình cuộn nhỏ gần giống với bánh dày của Việt Nam, khi ăn chấm với nước sốt cay.
* Twigim: Được làm từ những loại rau củ, chủ yếu là đậu bắp, hành tây, khoai lang, cà rốt
* Thịt nước Hàn Quốc – Korean BBQ: Món ăn này rất thông thường, mọi người ăn không biết chán
* Gimbap: Món này làm từ cơm và các loại gồm (lá rong biển khô, trứng)
* Dakkochi: Còn gọi là món gà cay xiên (gà được ướp với gia vị, hành tây rồi nướng hoặc chiên), sau đó sốt với cà chua, siro hay mật ong.
* Gà hầm sâm Samgyetang: Món này được làm bằng cách nguyên còn gà làm sẵn được nhồi gạp nếp, táo đỏ, nhân sâm, tỏi và gừng.
* Cơm trộn Bibimbap: Cơm trộn với các loại rau, tương ớt, trứng lòng đỏ, thịt thái mỏng,…
* Sundubu Jiggae: Món này được gọi là Canh trứng hải sản và tào phớ
* Các loại mỳ: Hàn Quốc có rất nhiều loại mỳ ngon như: Mỳ Udon, Mỳ lạnh Naengmyeon,…
Trên đây là những món ăn thường có phổ biến tại Hàn. Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn địa phương ngon nên bạn có cơ hội đến Hàn thì hãy tận dụng cơ hội để trải nghiệm nhé!
Ngày lễ trong năm
Lễ hội hoa quốc tế Seoul: Lễ hội này thường bắn pháo hoa được tổ chức hàng năm vào ngày 5/10. Lễ hội bắn pháp hoa được tham gia thông thường một số nước như: Pháp, Canada, Nhật Bản.
Lễ hội Lửa Jeju: Được tổ chức vào mùa đông hàng năm (từ ngày 7 à 9/3), lễ hội đốt lửa đồng Jeju nhằm nghi lễ cầu nguyện sức khỏe và mùa màn làm ăn tươi tốt cho mùa vụ. Lễ hội mang lại những văn hóa truyền thống từ những trò chơi dân gian.
Lễ hội hoa anh đào Jeju: Mùa xuân thường có những lễ hội hoa anh đào kèm với đó là những bông hoa anh đào đua nhau nở khắp các con phố, vườn hoa nhiều màu sắc và mùi hương dễ chịu.
Lễ hội văn hóa Hwaseong Suwon: Lễ hội này được tổ chức tại thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi vào tháng 10 hàng năm. Bên cạnh đó pháo đài Hwaseong được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nên số lượng người với lễ hội rất đông.
Âm nhạc
.
Nhạc K-POP: Dòng nhạc này được cả thế giới biết đến, nó mang lại điều nhảy riêng cho dòng nhạc và đã thu hút hàng triệu người hâm mộ và hàng tỷ người xem trên toàn thế giới
Điện ảnh
Hàn Quốc là nước có ngành điện ảnh phát triển mạnh qua nhiều thập kỷ. Điện ảnh cũng là nguồn thu lớn bởi những tập phim mang tính đời thực, với sự dàng dựng và những diễn viên điêu luyện. Không chỉ người dân Việt Nam yêu thích mà cả nhiều nước trên thế giới cũng hâm mộ.
.
Thể thao
Thể thao Hàn Quốc được xem là một trong những nước mạnh nhất Châu Á, các lĩnh vực thể thao tiêu biểu như:
* Võ: Taekwondo là môn võ mang tính biểu tượng của quốc gia
* Bóng đá: Đây là môn thể thao nổi tiếng trên thế giới. Môn này đã mang lại nhiều huy chương cao quý như: Vô địch thế giới 10 lần, trong đó có 9 lần tham dự liên tiếp. Hiện nay Bóng đá Hàn Quốc vẫn phát triển và đi đầu khu vực.
* Bóng chày: Bộ môn này cũng là điểm mạng của thể thao Hàn Quốc, tuy không đạt được đỉnh điểm như Bóng Đá nhưng cũng đem lại những dấu ấn trên làm thể thao Bóng chày quốc tế là đạt giải nhì, giải 3 bóng chày thế giới và huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh.
* Ngoài ra còn có một số môn thể thao tiêu biểu mang lại nhiều huy chương cao quý như: Bóng bàn, bắn cung, bắn súng, trượt bang, cầu long, đấu vật, Judo, Patin, bóng ném, cử tạ,…
Nhìn chung thể thao Hàn Quốc luôn mang lại cho Hàn Quốc tiếng van rang rộng trên toàn thế giới.
.
Du lịch và danh lam thắng cảnh
Du lịch:

.
Xử sở kim chi được thiên nhiên tạo hóa ban tặng phong cảnh đẹp, khí hậu có bốn mùa rõ rệt, mỗi mùa có nét đẹp riêng nên sẽ thích hợp với hầu hết mọi người trên thế giới đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Ngoài ra, văn hóa hay phim ảnh, ẩm thực, lễ hội … cũng là điểm mạnh thu hút người nước ngoài. Du lịch luôn là điểm đến hấp dẫn cho những ai một lần đặt chân đến Hàn.
Hàn Quốc có mức sống tương đối nên việc đi du lịch Hàn Quốc thông thường khoảng 2000 USD cho 10 ngày, tròng đó gồm: Vé máy bay khứ hồi khoảng 15 triệu, tiền phòng khách sạn 100 USD/phòng 2 người, chi phí sinh hoạt, đi lại, vé tham quan,…
Danh lam thắng cảnh:
Không chỉ có những cảnh quan tạo hóa của thiên nhiên mà Hàn Quốc còn tạo ra những khu vui chơi giải trí vào mỗi mùa đều có những lễ hội. Sau đây là điểm danh những thẳng cảnh nổi tiếng ở Hàn.

.
- Shopping ở Myeongdong: Đây là khu phổ nổi tiếng tại Seoul, tại đây có bán rất nhiều mặc hàng như mỹ phẩm, thời trang,… của những thương hiệu nổi tiếng và có những khu phố ẩm thực
- Tháp Namsan – N Seoul Tower: Ngọn tháp này nằm ở trên núi Nam San, đây được xem là một trong những biểu tượng của Seoul, để lên được tháp bạn cần phải đi qua nhiều thang máy tự động và cáp treo. Tại đây có nhiều hoạt động vui chơi nhộn nhịp và bạn có thể ngắm toàn bộ Seoul.
- Seoul Forest: Nơi này thích hợp cho những buổi dã ngoại gia đình. Tại đây có những shop thời trang hay cửa hàng ẩm thực đều làm từ những Container rất đẹp mắt và có nhiều khu vui chơi mua sắm.
- Cây cầu Banpo bên bờ sông Hàn: Cây cầu này thiết kế rất đẹp mắt, có đài phun nước và được ghi nhân lập kỷ lục Guinness đài phun nước dài nhất thế giới (chiều dài lên đến: 1,140m, 10,000 đèn Led)
- Tắm Jimjilbang: Đây là điểm đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc, nếu tắm tại đây gần như vào xông hơi tại các phòng xông hơi ở Việt Nam. Bạn tham gia sẽ được tắm trắng từ nước suối lấy từ dưới lòng đất các 300m, tiếp theo đưa vào từng phòng xong hơi nhỏ và điều chỉnh nhiệt độ theo sức chịu nhiệt của mỗi người.
- Khu vui chơi Lotte World và Everland: Đây là những khu vui chơi rộng lớn giống như những khu vui chơi ở Việtv .v
- Nam như Suối Tiên, Đại Nam hay Đàm Sen, tại đây có nhiều trò chơi sẽ giúp bạn giải tỏa những ngày làm việc căn thẳng.