Du học » Du học Châu Âu » Du học Phần Lan » Tổng quan đất nước Phần lan
Tổng quan đất nước Phần lan
TƯ VẤN DU HỌC PHẦN LAN
Tổng quan đất nước PHẦN LAN
Tên chính thức: Cộng hòa Phần Lan
Thủ đô: Helsinki
Diện tích: 338,145 km2
Dân số: ~ 5.5 triệu người
Đơn vị tiền tệ: Euro (EUR)
Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan
Các thành phố lớn:
1. Tự nhiên – Khí hậu
Phần Lan là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, giáp với Thụy Điển, Na-uy, Nga và Estonia. Trừ khu vực núi cao tại phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là vùng đất thấp. Đặc biệt, Phần Lan là một trong những quốc gia có nhiều hồ nhất trên thế giới, với tổng số khoảng 50,000 hồ và Saimaa là hồ lớn nhất rộng tới 4.400 km2.
Bên cạnh đó, quốc gia này cũng nổi tiếng có nhiều rừng với diện tích rừng chiếm tới ¾ lãnh thổ. Với địa lý như vậy, Phần Lan luôn nổi tiếng bởi quang cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, những ngôi làng và bờ hồ nép mình dọc các cánh rừng như trong cổ tích.
Đến với Phần Lan, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội ghé thăm nhà thờ Oxthodox nổi tiếng, khám phá bến cảng và chợ trời thú vị tại Helsinki; tham quan các công trình cổ, dạo bộ bên bờ sông Aura xinh đẹp tại Cố đô Turku; ngắm những ngôi nhà gỗ đỏ nằm dọc bờ sông Poorvonjoki đắm chìm trong buổi chiều hoàng hôn tại thành phố Porvoo…
Tất cả những khung cảnh ấy sẽ trở thành những trải nghiệm tuyệt vời khó có thể quên được của các bạn du học sinh.
Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt khá rõ rệt giữ mùa hè và mùa đông. Do nằm gần cực Bắc nên thời tiết tại đây khá lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại thủ đô Helsinki khoảng -3 – -8°C vào mùa đông và khoảng 15 – 18°C vào mùa hè. Mùa đông tại Phần Lan nhiệt độ có thể xuống khá thấp, tuy nhiên không hề rét buốt.
Các bạn sinh viên chỉ cần chú ý mặc quần áo đủ ấm là hoàn toàn có thể thoải mái ra ngoài. Đặc biệt, chính nhờ vậy mà các bạn du học sinh sẽ có thêm trải nghiệm với tuyết, cùng mùa hè không hề nóng bức mà vô cùng đẹp đẽ với nắng vàng và gió nhẹ.
2. Kinh tế – Xã hội
Từ một quốc gia bị tàn phá trong chiến tranh, Phần Lan đã tập trung xây dựng đất nước và vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, điện tử, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, luyện kim và đóng tàu.
Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay đang tập trung nhất vào Công nghệ Thông tin (điện tử viễn thông, phần mềm tin học, thiết bị tự động,…).
Theo Ủy ban Sáng tạo Châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ 3 trên thế giới, vượt xa mức trung bình của Châu Âu và Châu Mỹ. Cũng chính bởi vậy mà sinh viên du học tại Châu Âu, đặc biệt với khối ngành hiện đang là mũi nhọn truyền thống của quốc gia này, sẽ có cơ hội tiếp thu sự sáng tạo vượt bậc nơi đây.
Về xã hội, Phần Lan là một quốc gia nổi tiếng thanh bình, an toàn và có mức sống cao. Nhìn chung, con người nơi đây rất thân thiện và nhiệt tình.
Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Phần Lan, họ còn thông thạo tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, tiếng Sami; đặc biệt tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong các trường học.
Do đó, các bạn hoàn toàn không cần lo lắng nếu không biết tiếng Phần Lan. Chỉ cần tiếng Anh, bạn cũng có thể giao tiếp và sinh sống tốt tại quốc gia này.
3. Giáo dục – Đào tạo
Phần Lan được coi là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất Châu Âu và thế giới, thậm chí vượt qua Mỹ về chất lượng đào tạo. Nổi tiếng với chủ trương “dạy trẻ học cách Học, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”, giáo dục Phần Lan luôn chú trọng đào tạo cho học sinh cách tự học và học tập một cách đam mê, sáng tạo thông qua nhiều hoạt động: trò chơi, thảo luận, dự án,…; không học thuộc lòng, không thi cử.
Chương trình đào tạo cấp cao (Đại học và Sau Đại học) tại Phần Lan luôn được chính phủ quan tâm, chú trọng đầu tư. Hiện tại, trên cả nước có 20 trường Đại học Nghiên cứu và 30 trường Đại học Ứng dụng, với khuôn viên rộng lớn, hiện đại và chương trình giáo dục chất lượng cao. Đặc biệt, là một quốc gia luôn coi trọng tính công bằng, toàn bộ các trường Đại học tại Phần Lan đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng như nhau. Điều đó đảm bảo rằng kể cả bạn học tại trường nào, ở đâu, thành phố hay ngoại ô, nghiên cứu hay ứng dụng, thì chất lượng đào tạo đều được đảm bảo tương đương.
4. Đời sống sinh viên
a. Chi phí sinh hoạt
Phần Lan là một trong những quốc gia có mức sinh hoạt phí thấp tại Châu Âu, với chi phí trung bình cần cho một du học sinh là khoảng 500 – 700 EUR/tháng. Nếu như có kế hoạch và thói quen chi tiêu tiết kiệm, các bạn có thể chỉ cần khoảng 300 – 500 EUR/tháng.
Các khoản chi phí chính cần quan tâm bao gồm:
+ Nhà ở: 200 – 400 E
+ Ăn uống: 100 – 200 E
+ Đi lại: 25 – 50 E
+ Giải trí, mua sắm…: 50 – 100 E
Tổng chi phí hàng tháng hết khoảng: 375 – 750 E
b. Loại hình nhà ở
Tại Phần Lan, các bạn sinh viên có thể lựa chọn ở tại kí túc xá của trường, ở homestay (tại nhà dân) hay thuê nhà/ thuê phòng ở riêng.
Thông thường, nếu thuê phòng riêng (khoảng 14m2) trong một căn hộ sẽ cần khoảng 250 EUR/tháng, bao gồm cả điện, nước, internet và phí bảo trì căn hộ. Nếu may mắn hơn, các bạn có thể tìm được nhà dân hoặc ở chung cùng bạn bè thì chi phí có thể chỉ 100 – 150 EUR/tháng mỗi người.
Do Phần Lan là quốc gia yên bình, an toàn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thuê nhà và ở riêng tại đây.
c. Cơ hội làm thêm
Sinh viên quốc tế được cho phép làm thêm 20h/tuần tại Phần Lan.
Các việc làm phổ biến tại đây thường là phục vụ trong quán cafe, trông trẻ, chăm sóc người già, giao báo, phụ bếp,…với mức lương khoảng từ 8 – 12 EUR/giờ.
Để tìm công việc được thuận lợi nhất, các bạn sinh viên nên có gắng chuẩn bị cho mình một vốn từ tiếng Phần Lan nhất định. Đặc biệt, trong các kì nghỉ, bạn hoàn toàn có thể sang các nước “hàng xóm” của Phần Lan tại Châu Âu để làm việc và trải nghiệm.
d. Đời sống thường ngày
Các trường Đại học tại Phần Lan thường có các câu lạc bộ, hội nhóm sinh viên hoạt động vô cùng sôi nổi. B
ên cạnh đó, hội sinh viên Việt Nam tại Phần Lan cũng có những hoạt động thường xuyên, hỗ trợ rất tốt các du học sinh mới sang. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tham gia để có thêm trải nghiệm cũng như các mối quan hệ cho mình.
Tại Phần Lan, thời gian học trên lớp không nhiều, nhưng tài liệu đọc và tham khảo lại vô cùng lớn. Do đó, các bạn sinh viên cần cố gắng nỗ lực và chăm chỉ, tự tạo cho mình thói quen làm việc theo thời gian biểu để sắp xếp việc học, chơi và làm việc một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, khi học tập tại Phần Lan, các bạn sẽ có phép tới 28 quốc gia Châu Âu một cách dễ dàng mà không cần Visa.
Đây chính là cơ hội trải nghiệm tuyệt vời không dễ dàng có được, giúp bạn mở mang hiểu biết của mình về các nền văn minh Châu Âu.
DU HỌC PHẦN LAN CẦN BIẾT
- Tổng quan đất nước Phần Lan
- Hệ thống giáo dục Phần Lan
- Tìm trường học ở Phần Lan
- Danh sách trường du học Phần Lan
- Học bổng du học Phần Lan
- Điều kiện đi du học Phần Lan
- Chi phí đi du học Phần Lan
- Ngành nghề du học Phần Lan
- Việc làm thêm du học Phần Lan
- Cơ hội nghề nghiệp du học Phần Lan
- Kinh nghiệm du học Phần Lan
- Du học để định cư Phần Lan
- Chính sách visa du học Phần Lan
- Câu hỏi thường gặp về du học Phần Lan