Du học » Du học Châu Âu » Du học Phần Lan » Hệ thống giáo dục Phần lan
Hệ thống giáo dục Phần lan
![](https://anzschool.com/wp-content/uploads/2020/07/Du-học-phần-lan-compressed-1536x736.jpg)
TƯ VẤN DU HỌC PHẦN LAN
HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẦN LAN
Hệ thống giáo dục Phần Lan được coi là một trong những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới.
Để làm được việc này, Chính phủ Phần Lan đã vô cùng chú trọng đầu tư vào giáo dục, đồng thời xây dựng một nền giáo dục khác biệt với các bậc học như sau:
1. Mẫu giáo – Mầm non
Tại Phần Lan, giai đoạn mẫu giáo và mầm non rất được quan tâm về chất lượng, bởi người dân nơi đây xem thời gian này của trẻ là giai đoạn quan trọng, phát triển cho trẻ những kĩ năng giao tiếp, tư duy để chuẩn bị cho các bậc học cao hơn sau này.
Bởi vậy, giáo dục mầm non tại đây tập trung vào việc phát triển tính cách cá nhân của từng trẻ và tạo môi trường để trẻ phát triển các kĩ năng tương tác, động viên trẻ quan tâm tới mọi người xung quanh và có thái độ tốt đối với con người, với xã hội và môi trường.
Trường học trong giai đoạn này không dạy trẻ cách đọc viets hay học toán, mà dạy về thế giới tự nhiên, động vật, vòng đời để trẻ nhận thức về cuộc sống rõ ràng hơn. Chương trình này kéo dài cho tới khi trẻ 7 tuổi; và tuy không phải chương trình bắt buộc, nhưng hầu hết toàn bộ phụ huynh tại Phần Lan đều cho con tham gia.
2. Giáo dục toàn diện
Kéo dài 9 năm (học sinh 7 – 16 tuổi)
Không phân thành Tiểu học hay Trung học như Việt Nam, Phần Lan có bậc giáo dục toàn diện (Comprehensive Education) kéo dài 9 năm, hoàn toàn miễn phí, đào tạo những kiến thức phổ thông cơ bản. Học sinh sẽ học các môn: tiếng mẹ đẻ (tiếng Phần Lan hoặc Thụy Điển), 2 ngoại ngữ, toán, lý, hóa, lịch sử, nghiên cứu xã hội, sinh học, đạo đức, địa lý, nghiên cứu môi trường, thể dục. mỹ thuật, âm nhạc.
Ngoài ra, học sinh cũng sẽ được học thêm một số môn phụ mà mình yêu thích như nấu ăn, may mặc và điêu khắc.
Mục tiêu của chương trình Giáo dục Toàn diện là khuyến khích học sinh trở thành người có trách nhiệm với xã hội, thích nghi tốt với môi trường, và phát triển tốt kĩ năng để áp dụng vào môi trường sống sau này.
Học sinh được dạy các học, chú trọng quan tâm các học sinh yếu để phát triển đồng đều chứ không yêu cầu các em cạnh tranh qua các kì thi, bài kiểm tra. Số lượng bài tập về nhà cũng được giảm thiểu để học sinh có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Sau khi tốt nghiệp, các em không cần thi tốt nghiệp và có thể chọn học lên chương trình Trung học phổ thông hoặc các trường học nghề.
3. Trung học phổ thông
Kéo dài 3 năm (học sinh 16 – 18 tuổi)
Học sinh tại bậc học này có thể lựa chọn tham gia vào các trường Đào tạo Nghề (occupational training) để phát triển các kĩ năng nghề nghiệp, làm nền tảng vào các trường ứng dụng hoặc học tại các trường Trung học Học thuật, tập trung vào chương trình dự bị Đại học, chuẩn bị cho các ngành học cụ thể như: Khoa học, Y dược, Luật, Giáo dục và Nhân văn.
Sau khi tốt nghiệp trường Đào tạo nghề, học sinh sẽ nhận được Chứng chỉ Nghề (Vocational Scholl Certificate) để ứng tuyển vào các trường Khoa học Ứng dụng.
Còn lại học sinh tốt nghiệp trường Trung học sẽ được cấp bằng Tốt nghiệp Trung học (Secondary School Certification) và tham gia kì thi Đại học để ứng tuyển vào các trường Đại học Nghiên cứu.
4. Đại học
Kéo dài 4 năm
Chương trình Đại học và Sau Đại học tại Phần Lan được đào tạo bởi 2 hệ thống trường: Trường Đại học Nghiên cứu và trường Đại học Khoa học Ứng dụng. Trong đó, các trường Đại học Khoa học Ứng dụng tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những điều cần thiết để tham gia thị trường lao động thông qua các dự án phát triển thực tế.
Các bài nghiên cứu của trường cũng dựa trên thực tiễn và áp dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ngược lại, các trường Đại học Nghiên cứu thiên về nghiên cứu các vấn đề học thuật chuyên sâu, phù hợp đào tạo các nhà nghiên cứu.
Việc xét tuyển vào các trường được dựa trên điểm trung bình tại bậc trung học, điểm thi tốt nghiệp trung học và kết quả kì thi Đại học của học sinh.
Riêng học sinh Việt Nam để có thể xin học tại Phần Lan với điều kiện có IELTS tối thiểu 6.0, học lực khá và thi đỗ kì thi Đại học Phần Lan. Kì thi Đại học sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 4 (cho kì học tháng 9) và tháng 10 (cho kì học tháng 2).
5. Thạc sĩ
Kéo dài 2 năm
Chương trình Thạc sĩ cũng được đào tạo trong 2 hệ thống trường với chương trình học thiên về nghiên cứu và thực tế tương tự như bậc Cử nhân.
Tuy nhiên, trong khóa Thạc sĩ, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về lĩnh vực học.
Để có thể xin học Thạc sĩ tại Phần Lan, sinh viên Việt Nam không cần phải thi mà cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Tốt nghiệp Đại học cùng chuyên ngành với điểm trung bình tối thiểu 7.0
+ Trình độ tiếng Anh đạt tối thiểu IELTS 6.5 hoặc tương đương
+ Kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm
+ Một số trường yêu cầu có điểm GMAT tối thiểu 550.
Trước đây, chương trình Đại học và Sau Đại học tại Phần Lan miễn phí 100% chi phí học tập cho toàn bộ sinh viên.
Tuy nhiên, trong năm 2015, Chính phủ Phần Lan đã quyết định thu học phí sinh viên quốc tế với mức trung bình ~ 8,000 – 12,000 EUR/năm và mức phí này sẽ bắt đầu được thực hiện và mùa thu 2017.
6. Tiến sĩ
Kéo dài 2 – 3 năm
Đây là bậc học cao nhất cho sinh viên quốc tế tại Phần Lan và chỉ được đào tạo trong các trường Đại học. Bậc Tiến sĩ tại Phần Lan được cho là có yêu cầu cao hơn so với các quốc gia khác, đồng thời bài luận văn cũng có đôi phần khó hơn.
DU HỌC PHẦN LAN CẦN BIẾT
- Tổng quan đất nước Phần Lan
- Hệ thống giáo dục Phần Lan
- Tìm trường học ở Phần Lan
- Danh sách trường du học Phần Lan
- Học bổng du học Phần Lan
- Điều kiện đi du học Phần Lan
- Chi phí đi du học Phần Lan
- Ngành nghề du học Phần Lan
- Việc làm thêm du học Phần Lan
- Cơ hội nghề nghiệp du học Phần Lan
- Kinh nghiệm du học Phần Lan
- Du học để định cư Phần Lan
- Chính sách visa du học Phần Lan
- Câu hỏi thường gặp về du học Phần Lan